Điểm qua lịch sử nghệ thuật Việt Nam không thể bỏ sót dòng tranh lụa truyền thống. Tranh lụa thường được mọi người nhắc đến ở một số nước phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. ở Việt Nam, tranh lụa đã xuất hiện từ lâu. Vào thời điểm đó, người dân hay các họa sĩ không làm tranh lụa theo bất kì quy trình hay kĩ thuật nào cả. Nó chỉ là một sự tiếp thu kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, chính các nghệ nhân cổ xưa đã để lại một di sản quý giá mang bản sắc dân tộc, là nền tảng cho sự phát triển của tranh lụa. Trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, có một số bức tranh lụa nổi tiếng như các bức tranh chân dung của Nguyễn Trãi và Phùng Khắc Hoan ( Thế kỉ XV- XVI).
Chân dung Nguyễn Trãi lưu giữ trong kho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Nguồn: baotanglichsu.vn
Vẻ đẹp của chất liệu lụa khác với chất liệu sơn mài, sơn dầu. do đó, trong lĩnh vực hội họa, chỉ có tranh trên lụa được đặt tên theo đặc điểm của chất liệu nền chứ không đặt theo chất liệu vẽ trên nền đó. có thể nói nền lụa là một trong những chất liệu vẽ tranh đặc biệt và độc đáo.
NGUYỄN PHAN CHÁNH (1892-1984). Người hát rong. 1929. Lụa
Cùng với sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tranh lụa đã trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi về nội dung, kỹ thuật vẽ tranh. Tranh lụa hiện đại đã được cải tiến trong việc xử lý ánh sáng và màu sắc. Mỗi bức tranh thể hiện tài năng, sự sáng tạo, khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam và là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt vời của thiên nhiên tươi đẹp.
Tranh lụa Việt Nam là loại hình nghệ thuật hội hoạ sử dụng lụa làm vật liệu vẽ. Lụa là một vật liệu nhẹ, mỏng nên các nghệ sĩ hầu như không bao giờ sử dụng các khối nổi của không gian tự nhiên hoặc ít sử dụng đến ánh sáng như cách vẽ của sơn dầu.
Họ tạo ra không gian riêng biệt của họ và không nhờ đến một phối cảnh nào, giống như cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh đã làm trong tác phẩm tranh lụa nghệ thuật “Chơi ô ăn quan”, bức tranh chỉ tập trung diễn tả bốn bé gái và những ô ăn quan, hay với bức tranh “Rửa rau cầu ao” chỉ có hình ảnh cô gái với rổ rau, một chậu nước và chiếc cầu ao. Cách vẽ rõ ràng hoặc mờ trong tranh lụa được xử lý trong một mối tương quan hợp lý tùy thuộc vào cách nhìn và cảm quan của tác giả. Do đó, một bức tranh lụa có thể được thưởng thức từ xa hoặc lại gần.
Bức tranh “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh
Bức tranh “người bán gạo” của Nguyễn Phan Chánh
Ngoài tính thẩm mỹ, chúng còn phản ánh di sản văn hóa phong phú của Việt Nam. Ban đầu, tranh được vẽ trên vải lụa tơ tằm và được dệt thủ công. Lụa vẽ tranh được lựa chọn rất kỹ, không bị lỗi và mềm mịn. Ngày trước, các họa sĩ sử dụng loại lụa từ Trung Quốc, nhưng do một số nhược điểm nên hiện nay chuyển sang sử dụng lụa Quan Phố được dệt từ làng Quan Phố, Việt Nam. Loại lụa này có kết cấu sợi đa tuyến, chịu thấm tốt, màu lên đậm sắc. Hơn nữa, lụa Quan Phố chịu được quá trình nhuộm màu và cọ rửa nhiều lần, thích hợp dùng để vẽ tranh lụa. Hiện nay, loại lụa thường được các họa sĩ sử dụng để vẽ tranh là lụa của người Quán Phố, được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm nên rất bền và hút màu.
Quá trình để hoàn thiện một bức tranh lụa treo tường vô cùng tỉ mỉ và trải qua nhiều giai đoạn. Khác với cách làm thời xưa, hiện nay, tranh lụa được áp dụng nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần.
Quy trình vẽ tranh như sau: Đầu tiên, người họa sĩ căng vải trên một cái khung gỗ sao cho vải không được nhăn nhúm, xô lệch. Tiếp theo là công đoạn hồ lụa bằng hỗn hợp bột gạo và phèn để giữ màu trên lụa lâu hơn. Dựa vào cảm hứng mà họa sĩ bắt đầu phác họa bằng chì mảnh rồi mới chấm phá bằng màu sắc. Đến đây, người họa sĩ nhuộm từng lớp lụa để màu thấm vào từng thớ vải. Các màu sắc chồng lớp lên nhau từ màu nhạt đến màu đậm. Chưa dừng lại ở đó, nếu xuất hiện những vết bẩn hoặc vón cục trên bề mặt, họa sĩ phải rửa nhẹ để loại bỏ chúng. Vậy mới nói, công đoạn để làm nên một bức tranh lụa rất tỉ mẩn.
Mỗi chất liệu sử dụng để vẽ tranh sẽ mang một sắc thái khác nhau, góp phần tạo nên “cái hồn” của mỗi tác phẩm. Lụa vốn là chất liệu mềm mại, mỏng manh và góp phần làm nổi bật chủ thể cũng như các chiều không gian trong tranh.
NGUYỄN VĂN TỴ (1917-1992). Hồi tưởng. 1988. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
TRẦN ĐÔNG LƯƠNG (1925-1993). Tổ thêu. 1958. Lụa. 53x84cm. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Hành trình phát triển của tranh lụa luôn không ngừng thay đổi. từ xa xưa đến hiện đại, người nghệ sĩ luôn không ngừng thay đổi các phương pháp và kĩ thuật áp dụng lên tranh lụa. Biến tranh lụa trở thành không gian sáng tạo rộng mở cho nghệ sĩ, từ phong cảnh truyền thống, sắc màu thiên nhiên, sinh hoạt con người hay cả nghệ thuật trừu tượng.
Sức hấp dẫn của tranh lụa nằm ở khả năng khơi dậy trí tưởng tượng, lôi kéo người xem vào một thế giới đầy màu sắc và sang trọng. Nó vượt qua ranh giới văn hóa và nói lên một ngôn ngữ phổ quát về vẻ đẹp và sự sáng tạo. Khi tranh lụa tiếp tục phát triển và thích ứng với bối cảnh nghệ thuật đang thay đổi, nó vẫn là minh chứng cho sức mạnh sáng tạo bền bỉ của con người.
Cre: Tổng hợp