Nghệ thuật trung cổ là những hình thức nghệ thuật được phát triển trong thời kỳ trung cổ, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15. Nghệ thuật trung cổ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo, thể hiện những ý tưởng về Thiên Chúa giáo.
Các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ này thường được tìm thấy trong các nhà thờ, tu viện,… Nghệ thuật trung cổ có đặc điểm là mang tính biểu tượng, sử dụng các hình ảnh và biểu tượng tôn giáo.
Suốt thời Trung Cổ, nghệ thuật được coi là phương tiện để thể hiện giá trị tâm linh, và các nghệ sĩ đã không còn đề cao chủ đề về hình thể con người như thời cổ đại. Nghệ thuật thời kỳ này nằm ở kiến trúc của các nhà thờ, tranh vẽ trong sách thánh, thập giá và tượng chúa. Nghệ thuật thời Trung Cổ được chia thành vài phong cách như Carolingian, Ottonian, Romanesque và Gothic.
Thời kỳ đầu của Trung Cổ là sự xuất hiện của phong cách Carolingian và Ottonian, gắn liền với sự phát triển của Thánh chế La Mã. Trong giai đoạn này, Kitô giáo lan truyền khắp châu Âu, và các tu viện mọc lên như nấm. Vì vậy, các cuốn sách phúc âm liên tục ra đời nhằm phục vụ mục đích truyền đạo. Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang đậm màu sắc kinh thánh, với các họa tiết trang trí mang tính hình học và những bức tranh được vẽ khá đơn giản cùng màu sắc sặc sỡ, và gần như không có sự 3 chiều trong tranh. Dù sao thì những bức tranh chỉ cần mang đến đúng điển tích tôn giáo tới người xem là được.
(Thời Carolingian & Ottonian)
(Thời Gothic)
Giai đoạn hồi sinh nghệ thuật cổ đại: thời kỳ Phục Hưng
Thời kỳ Trung Cổ khép lại khi các nghệ sĩ châu Âu chuyển hướng chú ý tới nghệ thuật của La Mã cổ đại, mở ra thời kỳ Phục Hưng. Khi những giá trị cũ được hồi sinh, những thế hệ nghệ sĩ xuất sắc với những phương pháp và tư duy tiếp cận nghệ thuật mới lạ lần lượt ra đời, giúp nền nghệ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt.
Thời kỳ Phục Hưng chia làm ba giai đoạn, sơ Phục Hưng, thịnh Phục Hưng và giai đoạn trường phái Kiểu Cách. Phục Hưng là thời kỳ khoa học và sự lý tính phát triển mạnh mẽ, các nghệ sĩ áp dụng cả những kiến thức toán học, giải phẫu học, và rất nhiều ngành khác, vào nghệ thuật.
Masaccio đã đi tiên phong trong việc áp dụng phối cảnh vào hội hoạ. Một cách thật tự nhiên, những vật càng ở xa thì càng bé đi. Masaccio đã áp dụng toán học để rút ra những kinh nghiệm về điểm tụ, các trục hội tụ và đường chân trời, nhằm giúp người xem có cảm giác sự 3 chiều của tranh. Ông còn phát triển cách diễn tả sự sáng tối trong tranh, giúp các tác phẩm của ông thật hơn rất nhiều.
(Masaccio: Tranh Đức mẹ và Chúa hài đồng)
Thời kỳ Thịnh Phục Hưng được đánh dấu với những nghệ sĩ và tác phẩm nằm trong danh sách vĩ đại nhất mọi thời kỳ. Sự hồi sinh văn hoá Hy-La cổ điển, đi cùng với sự hiểu biết sâu sắc trong nhiều lĩnh vực như khoa học, toán học, kỹ thuật, giải phẫu, địa chất đã làm nên tính cách mạng của nghệ thuật giai đoạn này. Nghệ thuật thời này hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ của con người và bám sát sự hài hòa trong tự nhiên.
Leonardo da Vinci, một học giả đa ngành lỗi lạc, đã sử dụng kiến thức phong phú của mình về khoa học và giải phẫu để nâng tầm các tác phẩm nghệ thuật, và ngược lại, ông dùng tài hội hoạ để ghi chép, phác thảo và khám phá những ý tưởng mới. Những bức tranh của ông mang nhiều chủ đề, từ chân dung, kinh thánh, đến phác thảo những công việc dang dở của mình.
(Leonardo: Vitruvian Man, Mona Lisa)
Sau giai đoạn đỉnh cao của nghệ thuật tả thực trong thời Thịnh Phục Hưng, các nghệ sĩ đã bắt đầu trở nên sáng tạo và phá cách hơn. Họ dần rời bỏ lối tư duy hài hòa, thực tế và cân đối, để rồi hướng đến phong cách mang tính cường điệu và cầu kỳ hơn. Đây được gọi là trường phái Kiểu Cách.
(Titian: Đức Mẹ và nhà Pesaro)
Phong trào Phục Hưng diễn ra vô cùng mạnh mẽ, vào giai đoạn này, các nghệ sĩ đã có nhiều cải tiến và sáng tạo trong nghệ thuật. Cùng ngắm nhìn một số tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Phục Hưng:
Trục xuất Heliodorus từ đền thờ
Sự ra đời của Sao Kim (1486) - Botticelli
Trường học Athens (1509) - Raphael
Đám cưới tại Cana (1563) - Paolo Veronese
Cre: Tổng hợp