Trang chủ / Tin tức / Bản tin Area 75

Dòng chảy nghệ thuật thế kỷ XX – Phần 1: Mỹ thuật với thời cuộc

Nghệ thuật đã trải qua một hành trình hình thành và thay đổi không ngừng từ khi xuất hiện đến nay, mỗi giai đoạn đều góp phần tạo nên sự phong phú, sáng tạo cho nghệ thuật thế giới, tạo nền tảng vững chắc và linh hoạt. Thế kỷ 20 là thời đại có nhiều biến động và đổi mới, đồng thời cũng sản sinh ra nhiều dấu ấn nghệ thuật quan trọng của nhân loại. Mời quý độc giả cùng nhìn lại một thời kỳ huy hoàng của nghệ thuật nhân loại trong thời kỳ đặc biệt này.

Bước vào thế kỷ 20, những thay đổi trên thế giới tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh xã hội. Mỹ thuật lúc này cũng nhuốm màu thời cuộc. Giai đoạn này, nghệ thuật Hiện thực phát triển theo tinh thần đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cải tạo thế giới trên cơ sở chính nghĩa, đòi hỏi các phương thức tạo hình và thỏa mãn thẩm mỹ mới ra đời. 

oip-2.jpg

Nếu như ở nửa cuối thế kỷ 19, trường phái Ấn tượng (Impressionism) đang chiếm ưu thế cao độ không chỉ trong Hội hoạ mà cả các lĩnh vực nghệ thuật khác, thì nổi bật trong thập niên 1900 – 1910 là trường phái Dã thú (Fauvism) như một sự chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng như Ấn tượng. Sự cần thiết của hoạ sĩ Dã thú là màu sắc, sáng tạo sắc độ, ở đó bức tranh là một bố cục nhiều màu chứ không phải sự sao chép thiên nhiên; liên tục tạo hình sống động, chối bỏ cảnh sắc vụn vặt hay tình cờ đẹp mắt.

 

fauvism-1.jpg

PAUL GAUGUIN (1884-1903) ‘Vision after the Sermon’, 1888 (tranh dầu trên chất liệu canvas)

 

fauvism-21.jpg

HENRI MATISSE (1869-1954)‘The Roofs of Collioure’, 1905 (tranh dầu trên chất liệu canvas)

 

fauvism-61.jpg

RAOUL DUFY (1877-1953) ‘Henley Regatta’, 1933 (tranh bột màu)

 

Trường phái Dã thú, phong trào nghệ thuật hiện đại đầu tiên của thế kỷ XX, được lấy cảm hứng ban đầu từ những ý tưởng hội họa của Vincent Van Gogh, Paul Gauguin, Georges Seurat, và Paul Cézanne. Fauves (“những con thú hoang”) là một nhóm liên kết không bền vững của những họa sĩ người Pháp có chung sự quan tâm. Một vài trong số đó, bao gồm cả Henri Matisse, Albert Marquet, và Georges Rouault, từng là môn đồ của nghệ sĩ trường phái Biểu tượng Gustave Moreau và ngưỡng mộ sự chú trọng của người nghệ sĩ lớn tuổi hơn này về biểu hiện cá nhân. 

 

 Cre: Tổng hợp